Giới thiệu áo bà ba nữ
Áo bà ba nữ của phụ nữ Nam bộ là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Nếu như người Bắc bộ thường gắp liền với chiếc áo tứ thân, áo yếm váy đụp thì người miền Nam lại xem chiếc áo bà ba như một trang phục quen thuộc. Cứ về đến đất Nam bộ, thì hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp đó chính là các bà má, các cô gái vận trên mình chiếc áo bà ba giản dị nhưng vẫn không hề kém phần quyến rũ sexy.
Áo bà ba nữ đã góp phần tôn lên vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc và dịu dàng của người phụ nữ vùng miệt vườn sông nước Cửu Long phù sa. Áo bà ba thường được thiết kế không cổ, thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải cúc ôm lấy 2 bầu ngực chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Áo có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những đường cong của cơ thể người mặc.
Nguồn gốc của áo bà ba nữ
Áo bà ba nữ xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký nghiên cứu độ chế cách tân từ áo của người dân đảo Penang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt mình. Trương Vĩnh Ký một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời bấy giờ.
Tên gọi “Bà ba” là xuất phát từ tiếng gọi của một tộc người Mã Lai lai Trung Hoa cổ xưa. Áo bà ba gắn liền với người miền Nam như một thói quen cố hữu, trong mọi hoạt động của đời sống sinh hoạt. Từ đi làm đồng cho đến đi chơi, đi tết hay thường ngày. Chỉ có điều, cách lựa chọn vải và màu sắc sẽ thay đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh mà thôi.
Trước đây, áo bà ba chủ yếu là màu nâu và đen do được nhuộm từ các loại vỏ cây thiên nhiên. Nhưng sau này, khi công nghiệp thời trang phát triển, màu sắc cũng đa dạng và chất liệu vải cũng phong phú hơn rất nhiều.
Sau này, nhất là ở thời kỳ những năm 1960-1970, áo bà ba nữ truyền thống được phụ nữ thành thị cải tiến, vừa dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn. Áo dài bà ba hiện nay không thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổ tay, cửa tay, riêng các kiểu bâu (cổ) lá sen, cánh én, đan tôn… là được tiếp thu từ kiểu y phục nước ngoài.
Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến. Từ kiểu may áo cánh xưa, liền thân với tay, người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở bờ tay áo. Trong những năm 1970, thành thị miền Nam phổ biến kiểu ráp tay Raglan, đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo dài bà ba truyền thống. Với kiểu vai Raglan này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tay và áo lại liền từ cổ tới nách. Bà ba vai Raglan chỉ cần may khít, vừa vặn với eo lưng, không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn nhưng hơi loe, có khi người ta bỏ cả hai túi ở vạt trước để tạo cho thân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn.
Áo bà ba nữ đi vào thơ văn và lưu truyền
Cũng như trang phục áo dài, áo yếm hay áo tứ thân, áo bà ba nữ cũng đã nhiều lần đi vào thơ ca của các văn nhân, thi sỹ. Tác giả nhà thơ Đình Văn đã viết: “Tôi thương chiếc áo bà ba, áo bà ba em mặc đưa đò, đời dãi dầu trong chiếc áo nâu, đêm anh về nhớ áo bà ba” hay nhạc sĩ Nguyễn Thiện Thanh từng phê pha trước vẻ đẹp của chiếc áo bà ba mà thốt lên đầy cảm thán: “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh. Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời”.
Không những thế, chiếc áo bà ba nữ đang dần trở thành một thứ phục trang như quốc phục được nâng tầm về giá trị văn hóa, được thế giới đón nhận. Như tại cuộc thi “Miss Grand International 2017” (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2017) tổ chức tại Việt Nam, những chiếc áo bà ba nữ đã được các người đẹp mặc trong một hoạt động bên lề. Chính trang phục giản dị này đã rất được lòng các người đẹp. Hay trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, các thí sinh cũng được vận lên mình chiếc áo truyền thống của người Nam bộ khi tham gia tham quan một di tích văn hóa lịch sử.
Kim Khôi Shop Shop tọa lạc tại 33/12 Nguyễn Đình Chính phường 15 quận Phú Nhuận SĐT: 0965238500 luôn hân hạnh phục vụ quý khách.